Hiện nay với sự tác động mạnh mẽ của báo chí,phương tiện truyền thông, mạng xã hội về những tác hại của ma túy. Nhưng nguyên nhân nào khiến tình trạng người sử dụng ma túy ngày một gia tăng?
Liệu thanh niên thời nay đã có kiến thức và biết tác hại của các loại ma túy mà mình sử dụng không? Có lẽ là biết! Hầu hết những người sử dụng ma túy đều biết tác hại của nó. Vậy tại sao họ vẫn sử dụng. Nguyên nhân là do tác động từ môi trường xung quanh, gia đình, bạn bè, thiếu các kỹ năng xã hội, và điều đó dẫn đến sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông với sự tham gia của lực lượng hùng hậu các phương tiện thông tin đại chúng, với nhiều hình thức đa dạng khác (pano, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, triển lãm, chiếu phim, mít tinh, thi tìm hiểu chính sách, pháp luật…). Đặc biệt có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, tổ chức chính trị xã hội truyền thông cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, người lao động…
Có thể thấy, đối tượng cần được cung cấp các thông tin và kỹ năng để có thể dự phòng được những cám dỗ của môi trường xung quanh quan trọng nhất là đối tượng học sinh từ cấp 2 đến cấp 3. Tuy nhiên, tại Việt Nam, công tác phòng ngừa mới thiên về truyền thông và tư vấn về tác hại của ma túy. So với nhiều nước, cách tiếp cận, các nội dung về dự phòng còn chưa có chiều sâu với nhiều hoạt động đa dạng về một loạt hoạt động can thiệp như giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, biện pháp can thiệp tại gia đình, nhà trường, nơi làm việc, hệ thống dịch vụ dự phòng…
Theo kết quả của một số nghiên cứu, trẻ em không kiểm soát được cảm xúc là những trẻ có nguy cơ sử dụng ma túy cao và trẻ bắt đầu sử dụng ma túy thường vì lý do cảm xúc. Vì vậy, không chỉ giáo dục đơn thuần về tác hại của ma túy mà còn cần đào tạo cho giáo viên để giải quyết các xung đột, dạy trẻ biết kiểm soát cảm xúc.
Dự phòng nghiện là chương trình lớn của phòng chống ma túy, là công việc khoa học, công phu, bài bản, cần có sự kết hợp giữa các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường học, người làm chính sách và người làm thực tiễn phòng chống ma túy, đồng thời, việc triển khai phải tiến hành từng bước, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, trực tiếp tác động hàng triệu người, đến từng gia đình, học sinh và phụ huynh, thanh thiếu niên, nhà trường, …, với nhiều hoạt động rất đa dạng, đòi hỏi sự thống nhất nhận thức và vào cuộc của cả xã hội để thực hiện.
Các cách phòng tránh lạm dụng chất gây nghiện hiệu quả
- Nói không với chất gây nghiện
Không sử dụng là cách tốt nhất để phòng tránh việc lạm dụng chất gây nghiện. Một số chất có tính gây nghiện cao, nhiều người có thể trở nên nghiện chỉ sau một lần sử dụng. Với nhiều người, việc tránh xa các chất gây nghiện là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, đối với những người khác, việc đó có thể rất khó khăn, đặc biệt là với những người gặp nhiều áp lực hoặc những người đang có cơn đau mạn tính về mặt thể chất lẫn tinh thần. Trong những trường hợp này, để kiếm soát tốt việc sử dụng chất gây nghiện đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và ý chí, một số lời khuyên tiếp theo có thể hỗ trợ cho việc đó.
- Dành thời gian cho bản thân
Cuộc sống hiện đại đầy căng thẳng, làm tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện. Với khả năng nhận email và các cuộc gọi bằng điện thoại di động, nhiều người vẫn phải tiếp tục làm việc dù đã ra khỏi văn phòng, khiến mức độ căng thẳng tăng lên. Ngoài ra còn có áp lực từ phía gia đình, các hoạt động xã hội, nhiều người phải chịu đựng trạng thái căng thẳng trầm trọng và không có thời gian để thư giãn và lo cho bản thân. Căng thằng kéo dài gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ và tinh thần, dẫn đến việc sử dụng loại các thuốc và rượu để giảm bớt căng thẳng. Mọi người có thể ngăn ngừa điều này bằng cách dành thời gian để thư giãn và chăm sóc bản thân mình, như có vài giờ để đọc tạp chí, đọc sách, tắm, hoặc xoa bóp, hoặc tắt điện thoại trong một ngày.
- Có một cuộc sống lành mạnh, cân bằng
Một lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hoạt động xã hội tích cực và không hút thuốc. Thực hiện được những việc này, người đó sẽ có một cuộc sống hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn, đồng thời giảm thiểu được các nguy cơ gây lạm dụng chất gây nghiện. Hơn thế nữa, nó còn phòng ngừa được nhiều bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và ung thư.
- Tìm hiểu các biện pháp đối mặt
Nhiều người lạm dụng thuốc và rượu để quên đi các cảm xúc tiêu cực. Để phòng tránh lạm dụng chất gây nghiện vì lý do này, mọi người cần phải tìm biện pháp đúng đắn để đối mặt. Ai cũng có những lúc cảm thấy buồn, cô đơn, tách biệt, xấu hổ, hối hận và những cảm xúc tiêu cực khác ở những điểm khác nhau trong cuộc đời mình. Không có gì sai khi có những cảm xúc này, nên tìm cách đối mặt với chúng bằng việc nói chuyện với ai đó, viết nhật ký, tập thể dục, thiền...thay vì sử dụng chất gây nghiện.
- Dành thời gian với bạn bè và gia đình
Các mối quan hệ không tốt có thể dẫn đến việc lạm dụng chất gây nghiện. Ví dụ, bao quanh bởi những người lạm dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ lạm dụng thuốc. Ngược lại, được bao quanh bởi những người không sử dụng thuốc sẽ hạn chế sự tiếp xúc và gây khó khăn cho việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, việc có bạn bè và gia đình luôn thể hiện tình yêu, sự hỗ trợ và tạo môi trường tích cực, người đó sẽ có ít nguy cơ gặp phải những cảm xúc tiêu cực gây ra lạm dụng chất gây nghiện. Tuy nhiên, ở xung quanh những người luôn coi thường và hạ thấp giá trị của người khác sẽ tạo điều kiện cho cảm xúc tiêu cực xuất hiện, dễ dẫn đến việc sử dụng thuốc và rượu để cảm thấy tốt hơn, có thể dẫn đến nghiện và các vấn đề khác.
6. Tìm cách xử lý áp lực đồng cảnh (peer pressure)
Áp lực đồng cảnh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lạm dụng chất gây nghiện, đặc biệt đối với thanh thiếu niên. Học cách xử lý tốt áp lực đồng cảnh và nói không với sử dụng chất gây ngiện, một người sẽ có khả năng chịu đựng được sự cám dỗ để sử dụng ma túy tốt hơn. Tương tự như vậy, tránh những tình huống mà một số loại thuốc và rượu có thể xung quanh, chẳng hạn như raves, các bữa tiệc, hoặc các sự kiện khác, có thể giúp một người tránh những áp lực tương đồng.
- Giáo dục
Được cung cấp kiến thức về những tác hại cho sức khỏe, hậu quả về mặt pháp lý, cùng các thông tin khác khi sử dụng chất gây nghiện sẽ giúp cho mọi người hiểu được lý do vì sao không nên sử dụng chúng. Mặc dù một số người sẽ sử dụng chất gây nghiện ngay cả khi họ biết hậu quả, nhưng có nhiều người lạm dụng chất đó vì họ không biết rằng chung có thể gây nghiện. Trường hợp đó thường xảy ra khi sử dụng các loại thuốc hợp pháp như thuốc giảm đau, thuốc tổng hợp, và trong một số trường hợp có cả cần sa. Khi họ không ý thức được các nguy cơ về sức khoẻ, họ sẽ dễ dàng sử dụng theo bạn bè và dẫn tới lạm dụng chất đó. Giáo dục là một công cụ tuyệt vời để giúp các bậc cha mẹ phòng tránh lạm dụng chất gây nghiện cho con cái.
- Tham gia vào các hoạt động tịnh tâm
Các hoạt động tịnh tâm, chẳng hạn như thiền định và yoga, sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc tiêu cực, giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện sức khoẻ và hạnh phúc của bản thân. Tham gia vào các hoạt động này sẽ làm giảm nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng chất gây nghiện, bao gồm cả những cảm xúc tiêu cực. Nó còn được dùng để hỡ trợ cho một số bệnh tâm thần.
9. Chỉ sử dụng thuốc như đã kê toa
Mặc dù cần sa vẫn thường được coi là chất dễ gây nghiện nhất, tuy nhiên hiện nay thuốc giảm đau theo toa mới là chất dễ bị lạm dụng nhất. Thuốc giảm đau opioid có thể gây nghiện, đặc biệt khi không sử dụng theo đơn.
Nhiều người nghiện thuốc giảm đau có thể chuyển sang dùng heroin vì nó có hiệu quả tương tự nhưng dễ kiếm được hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, heroin có nhiều loại và nhiều người vô tình sử dụng quá liều vì chất lượng và tính chất thay đổi. Cho dù họ vẫn còn theo toa hoặc chuyển sang sử dụng ma túy bất hợp pháp, thì nghiện thuốc giảm đau vẫn đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Cần phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc gây nghiện, bác sĩ chỉ được kê toa khi thật sự cần thiết và phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt.
- Tìm kiếm trợ giúp
Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa việc sử dụng chất gây nghiện là tìm kiếm sự trợ giúp khi có những vấn đề về hành vi hoặc các bệnh tâm thần. Khi gặp quá nhiều căng thẳng hoặc có những cảm xúc tiêu cực, hãy tìm đến các chuyên gia trị liệu để giúp kiểm soát vấn đề. Việc đó sẽ hiệu quả hơn thay vì sử dụng các chất gây nghiện. Điều trị cũng sẽ giúp phòng tránh việc tái sử dụng ở những người đã từng lạm dụng chất gây nghiện.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu của bệnh lạm dụng chất gây nghiện, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị bệnh kịp thời.