Trong bối cảnh đổi mới giáo dục căn bản toàn diện, thực hiện đổi mới chương trình GDPT; công tác hướng nghiệp, phân luồng được chú trọng ở cấp THPT đồng thời đưa mục tiêu chương trình GDHN.
GDHN nhầm giúp HS có hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động… các trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh đã có sự đổi mới trong GDHN, trong đó có Trường TH, THCS và THPT Nguyễn Tri Phương.
(Hình ảnh Học sinh đi trải nghiệm môi trường, nghề nghiệp tương lai)
Các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục cho rằng, về nội dung hướng nghiệp bên cạnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhằm định hướng nghề nghiệp, HS cần được học ít nhất là một nghề thực sự phù hợp với sức khỏe, sở thích, điều kiện và khả năng của bản thân. Do đó, cần tích hợp một số ngành, nghề trong nội dung chương trình từng môn học, phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương, nhà trường. Chú trọng đồng thời lý thuyết và thực hành kĩ năng nghề nghiệp.
(Hình ảnh Học sinh đi trải nghiệm môi trường, nghề nghiệp tương lai)
Trong phương pháp giảng dạy, học qua trải nghiệm thực tế tại chính các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, trang trại chăn nuôi và trồng trọt… vừa giúp HS hình dung cụ thể về ngành, nghề tương lai, vừa giúp các em khám phá năng lực học tập nhằm hiểu thêm về khả năng, thế mạnh, sở thích của chính bản thân.
Cần khuyến khích HS tự học, làm việc theo nhóm, thảo luận, thực hiện dự án học tập, thực hành thí nghiệm ở phòng học bộ môn, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan văn hoá… Tăng cường học qua dự án với các tình huống, vấn đề thực tiễn nhằm rèn luyện kĩ năng hướng nghiệp cho học sinh dựa trên việc học sinh tự phát hiện ra khả năng của bản thân, khơi gợi sự đam mê, khả năng sáng tạo, sự đồng cảm, khả năng học được những điều thực sự có ích cho lựa chọn nghề từ cuộc sống.
(Hình ảnh Học sinh đi trải nghiệm môi trường, nghề nghiệp tương lai)
Đặc biệt, đối với GV làm công tác GDHN phải được đào tạo cơ bản, chuyên sâu và được bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên. Giáo viên dạy nghề, đặc biệt là dạy thực hành cần thực sự giỏi nghề mình giảng dạy, do vậy cần có cơ chế tăng cường GV thỉnh giảng ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài nhà trường. Có thể kết hợp giữa GV trong trường dạy lý thuyết và người của địa phương giỏi nghề dạy thực hành.
Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDHN cho cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông bằng giám sát chặt chẽ việc “thực hiện hóa” các mục tiêu, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của bản thân và đơn vị đối với công tác GDHN trong trường trung học…
Việc vận dụng các phương pháp dạy học hướng nghiệp cho HS cần thay đổi căn bản trong cách nghĩ, cách chuẩn bị, cách làm của GV mới mang lại kết quả như mong đợi. Do những đòi hỏi về đổi mới toàn diện, nhiều GV thấy không dễ để thực hiện các phương pháp dạy học hướng nghiệp mới. Để giúp GV nắm vững cách thiết kế hoạt động GDHN cần tổ chức bồi dưỡng và đa dạng phương pháp mới như: Phát triển mở rộng của Internet, triển khai bồi dưỡng qua mạng e-learning...
(Hình ảnh Học sinh đi trải nghiệm môi trường, nghề nghiệp tương lai)
Trong thời gian qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho các em học sinh Khối trung học, vì đây là tiền đề giúp cho học sinh bước vào ngưỡng cửa mới trên con đường tương lai. Chính vì vậy, số lượng học sinh có được định hướng tốt cho nghề nghiệp, công việc tương lai của các em ngày càng được phụ huynh học sinh đánh giá cao về sự giáo dục của nhà trường.